Những Nguyên Nhân Cây Mai Bị Vàng Lá Và Kỹ Thuật Chăm Sóc Phù Hợp
Cây mai vàng (Mai vàng - Ochna integerrima) là loại cây cảnh phổ biến trong dịp Tết Nguyên Đán, nhưng việc gặp tình trạng lá vàng ở cây mai là vấn đề thường gặp, đặc biệt với những người mới trồng mai. Tìm hiểu thêm về mai vàng Việt Nam xuất hiện lá vàng là dấu hiệu cây đang gặp vấn đề và cần được xử lý kịp thời để cây phát triển tốt. Dưới đây là một số nguyên nhân chính và cách chăm sóc cây mai khi gặp tình trạng này.
Thông tin cơ bản về cây hoa mai
Cây mai, thuộc họ Ochnaceae, có tên khoa học là Ochna integerrima, còn được gọi là cây hoàng mai. Đây là loài cây rất được ưa chuộng trong dịp Tết Nguyên Đán ở miền Nam Việt Nam.
Phân bố và Đặc điểm
Ở Việt Nam, cây mai phân bố tự nhiên nhiều nhất tại các khu rừng thuộc dãy Trường Sơn và các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng đến Khánh Hòa. Cây cũng mọc ở vùng núi đồng bằng sông Cửu Long và cao nguyên, nhưng với số lượng ít hơn. Mai là cây lâu năm, có thể sống hơn một trăm năm. Gốc cây to, rễ lồi lõm, thân xù xì, cành nhánh nhiều, lá mọc xen. Trong tự nhiên, cây mai tự rụng lá vào mùa Đông và ra hoa vào mùa Xuân. Vì vậy, người ta thường lảy hết lá vào tháng Chạp âm lịch để kích thích cây mai ra hoa rộ vào dịp Tết Nguyên Đán.
Nguồn gốc của hoa mai
Cây mai có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo sách "Trân hương bảo ngự" của Phí Cung Ấn, đời Minh, đã ghi rằng Đắc Kỷ rất thích ngắm hoa mai trong giá lạnh, và Trụ Vương thường đội tuyết cùng ngắm. Như vậy, cây mai đã xuất hiện ở Trung Quốc cách đây hơn 3000 năm. Người Trung Quốc yêu mai từ lâu và xem Mai, Tùng, Cúc là nhóm "Tuế tàn tam hữu" – biểu tượng cho sự kiên cường, vượt qua mọi nghịch cảnh.
Hoa mai được xem là quốc hoa của Trung Quốc, giống như hoa đào là quốc hoa của Nhật Bản. Trong sách "Mai phổ" có ghi các loại hoa mai được đặt tên rất cầu kỳ như "Thủy tiên mai" (mai sáu cánh tròn đẹp như hoa thủy tiên), "Uyên ương mai" (hoa có từng cặp), "Yên chi mai" (hoa màu đỏ hồng), "Lục ngạc mai" (mai có đài hoa màu xanh đậm), "Hạc đình mai" (mai màu trắng). Tuy nhiên, chủ yếu có bốn loại chính: Bạch mai (màu trắng), Hồng mai (màu hồng), Thanh mai (màu vàng tươi hoặc đậm), và Mặc mai (màu đen hoặc tím đen, loại này ít phổ biến).
=====>> Xem thêm: Tìm hiểu thêm về các loại mai vàng
Khả năng thích nghi và sự phát triển
Mai có xuất xứ từ cây hoang dại, có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nhiệt đới, đặc biệt là khí hậu miền Nam. Cây mai sinh trưởng và phát triển mạnh, tuổi thọ cao và nếu được chăm sóc chu đáo sẽ cho hoa nhiều và đẹp. Cây mai mỗi năm rụng lá một lần vào cuối mùa Đông (tháng 1 – tháng 2 Dương lịch) và nở hoa vào đầu mùa Xuân. Riêng loại mai Tứ Quý thì nở hoa quanh năm.
Cây Mai Bị Vàng Lá Do Thiếu Dưỡng Chất
Dấu hiệu:
Lá cây bị vàng, rụng lá già sớm hoặc vàng từ giữa lan ra toàn bộ lá.
Lá mỏng, lá non có màu xanh nhạt.
Không có dấu hiệu của sâu hại.
Phương pháp chăm sóc:
Phân hữu cơ cao cấp: Sử dụng phân hữu cơ như phân bón lá SEAWEED Rong biển Canada, dịch trùn quế, Đạm cá Fish Emulsion.
Bổ sung dinh dưỡng qua gốc: Dùng Phân Hữu cơ Orgevit Hà Lan, N3M, phân trùn quế SFARM PB01 hoặc phân Bón NPK cao cấp Hakaphos.
Phân vi lượng: Sử dụng phân bón lá FETRILON-COMBI CHLB Đức.
Chi tiết sản phẩm:
SEAWEED Rong biển Canada: Giúp phát triển bộ rễ mai vàng bến tre 2022 tăng sức đề kháng.
JUMP START: Chiết xuất từ thực vật, bổ sung amino acid, vitamin, vi lượng.
Phân trùn quế SAO VÀNG SV2: Cải tạo đất, cung cấp chất hữu cơ và dinh dưỡng.
FETRILON COMBI: Ngăn ngừa hiện tượng vàng lá, cung cấp vi lượng cần thiết.
Cây Mai Bị Vàng Lá Do Thiếu Hụt Nước
Dấu hiệu:
Cây héo lá, rụng lá già phía dưới, lá vàng rồi rụng.
Phương pháp chăm sóc:
Tưới đầy đủ nước: Phối hợp bón phân trùn quế để giữ ẩm độ cân bằng.
Cây Mai Bị Vàng Lá Do Thừa Nước
Dấu hiệu:
Rễ mai bị úng, lá vàng, có nguy cơ gây chết cây.
Phương pháp chăm sóc:
Cắt nước: Không tưới thêm nước, đặt cây nơi thoáng mát, chọc lỗ thoáng khí cho đất.
Phòng ngừa úng nước: Lên liếp cao, làm nhiều rãnh thoát nước, kê chậu cao.
Cây Mai Bị Vàng Lá Do Bị Nhiễm Bệnh
Dấu hiệu:
Thán thư: Lá thối nhũn, khô vào lúc trời nắng.
Nấm hồng: Vết bệnh tỏa ra, khiến lá vàng, rụng, cành chết khô.
Cháy lá: Vệt nâu ở chóp và mép lá.
Đốm lá: Chấm nhỏ li ti lan rộng, làm lá quăn queo.
Phương pháp chăm sóc:
Thu gom cành bệnh: Thiêu hủy cành bị nhiễm bệnh.
Bón phân đầy đủ: Hài hòa NPK, hạn chế bón thừa đạm.
Tỉa lá bệnh: Xịt thuốc gốc Đồng, phân bón lá và phân trùn quế.
Sử dụng thuốc trừ nấm: Anvil, Ridomil gold, NORSHIELD 86/2WG.
Cây Mai Bị Vàng Lá Do Đất Nhiễm Phèn
Dấu hiệu:
Cây vàng đều, lá nhỏ dần, chậm phát triển.
Phương pháp chăm sóc:
Khử phèn: Rắc vôi trước 15-20 ngày, cải tạo đất bằng phân trùn quế.
Cây Mai Vàng Lá Do Côn Trùng Gây Bệnh
Dấu hiệu:
Bọ trĩ, nhện đỏ hút nhựa cây, lá vàng.
Phương pháp chăm sóc:
Dọn cỏ: Tạo môi trường khô thoáng, kiểm tra côn trùng thường xuyên.
Thuốc trừ sâu sinh học: Actimax 50WG, Regent 800WG.
Cây Mai Vàng Lá Do Bị Ngộ Độc Chất Hóa Học
Dấu hiệu:
Lá vàng, héo do phun hóa chất kích thích quá mức.
Phương pháp chăm sóc:
Giải độc: Tưới ngập nước cả chậu, xả trôi phân hóa học dư thừa.
Xới tơi đất: Bón phân trùn quế Pb01.
Trên đây là các phương pháp chăm sóc cây mai vàng lá cơ bản mà người trồng mai có thể tham khảo và áp dụng. Hy vọng bài viết hữu ích và giúp bạn hiểu rõ hơn về cách chăm sóc cây mai của mình.
Liên Hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Điện thoại/Zalo: 0905 888 999 – 0799 888 999 – 0888777777
Email: Vuonmaihoanglong@gmail.com
Facebook: Vườn mai Hoàng Long
Địa chỉ: Tân Thiềng, Chợ Lách, Bến Tre.